Người dân kêu trời vì chủ đầu tư thu giá cao dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp

Đây chắc chắn không phải trường hợp của riêng ai, mà ai cũng gặp phải ít nhất vài lần nếu sống tại các khu chung cư ở TP.HCM, vậy người dân hỏi “ chủ đầu tư cũng được phép đặt ra mức giá cho dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp hay sao?”. Thì nhà nước phải trả lời thế nào?

 

Việc để chủ đầu tư thu phí dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của cư dân tại các chung cư trên đại bàn TP.HCM. Vậy theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư có được thu giá dịch vụ trông giữ xe tùy thích hay không?

 

Quy định về thu phí dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp hiện nay

 

Mức giá dịch vụ giữ xe cao cấp tại chung cư không thể thích thì đặt mà phải dựa theo quy định

Mỗi một địa phương thì UBND sẽ ban hành văn bản quy định cụ thể về mức giá dịch vụ trông giữ xe tại địa phương đó. Mức giá được quy định trong văn bản này là mức “kịch trần”. Các tổ chức, cá nhân tiến hành dịch vụ trông giữ xe phải áp dụng mức giá bằng hoặc thấp hơn so với mức giá này.

 

Chẳng hạn, theo Quyết định 44/2017/QĐ thì mức giá trông giữ xe được quy định như sau:

 

  1. Đối với dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện giao thông, giàn trông giữ xe cao tầng,…), thực hiện theo mức giá cụ thể theo mục I phụ lục đính kèm.

 

  1. Đối với dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (bên trong các tòa nhà chung cư, các trung tâm thương mại, các bãi đỗ xe,…)

 

Chủ đầu tư căn cứ chi phí thực tế tại từng điểm trông giữ phương tiện giao thông để xây dựng mức giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính và quyết định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông nhưng không được cao hơn mức giá quy định tại mục I phụ lục đính kèm, tránh gây tác động ảnh hưởng đời sống nhân dân.

 

 

Xử phạt chủ đầu tư nghiêm khắc nếu quy phạm

 

Nếu chủ đầu tư cố tình thu cao hơn mức giá được quy định thì sẽ bị xử phạt theo nghị định 109/2013/NĐ-CP

 

1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

 

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.

 

Mức phạt tối đa lên đến 25 triệu đồng. Ngoài ra người vi phạm còn phải trả lại số tiền thu sai cho người nộp hoặc nộp vào ngân sách nhà nước.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest

Các bài viết khác

Scroll to Top