Phí dịch vụ giữ xe chung cư đi về đâu sau hàng loạt chính sách thay đổi giá?

Phần lớn người dân  sinh sống tại các khu chung cư lớn nhỏ phân bố khắp TP.HCM đều cho rằng sau nhiều lần thay đổi giá lên xuống thất thường thì có lẽ phí dịch vụ giữ xe chung cư hiện nay đang chảy về nhà nước nhiều nhất, liệu suy nghĩ phí dịch vụ chảy về túi công vụ có căn cứ thuyết phục hay không?

 

Đáp lại suy nghĩ chung này, Bộ Xây dựng cho rằng không chỉ phí dịch vụ giữ xe cao cấp mà  tiền cho thuê ki-ốt trong chung cư  sẽ là nguồn thu bổ sung vào chi phí quản lý, vận hành nhà chung cư nhằm giảm giá dịch vụ.

 Theo đó, Nguồn thu từ việc kinh doanh các dịch vụ trong chung cư như trông giữ ôtô, xe đạp, xe máy, cho thuê ki-ốt, văn phòng… và các dịch vụ khác (nếu có) được hạch toán theo đúng chế độ của Bộ Tài chính. Nguồn thu này dùng để bù đắp chi phí quản lý, vận hành nhà chung cư nhằm mục đích giảm giá dịch vụ.

Đó là những nội dung chính trong dự thảo thông tư hướng dẫn về phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư do Bộ Xây dựng vừa soạn thảo. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến không đồng tình với một số quy định trong dự thảo.

Thực chất, phí quản lý vận hành chung cư vốn là vấn đề gây căng thẳng giữa chủ đầu tư và các chủ căn hộ hiện nay. Do vậy, cách giải quyết là lấy nguồn thu từ dịch vụ giữ xe chuyên nghiệp, cho thuê ki-ốt, văn phòng làm chi phí quản lý, vận hành nhà chung cư” như Bộ Xây dựng đề xuất đã không được giới chủ đầu tư đồng tình.

Nếu là chỗ giữ xe, tức phần sở hữu chung thì lấy làm nguồn thu bù vào chi phí quản lý chung cư là đúng. Nhưng có những phần sở hữu riêng mà chủ đầu tư bỏ tiền đầu tư, tự kinh doanh nhưng không được thu lợi nhuận là bất hợp lý.

Có những loại hình chung cư phức hợp, chỗ để xe không phải chỉ phục vụ cho cư dân chung cư mà còn cho khách vãng lai hoặc cho thuê. Tương tự, ki-ốt, siêu thị… khi chủ đầu tư đầu tư xây dựng là nhằm để kinh doanh thêm. Đây là quyền lợi của họ thì sao lại buộc phải nộp hết cho chi phí quản lý chung của cả chung cư?

Sở Xây dựng TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng nên cân nhắc việc ban hành mức trần kinh phí quản lý, vận hành nhà chung cư vì đây là quan hệ dân sự giữa các bên. Theo phân tích của sở này, giả sử có hai chung cư giống nhau, người dân chọn chất lượng dịch vụ khác nhau sẽ dẫn đến chi phí phải trả khác nhau.

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest

Các bài viết khác

Scroll to Top