Các chương trình quản lý chất lượng

SPM áp dụng đồng thời các chương trình quản lý chất lượng toàn diện để kiểm soát tính chặt chẽ của hệ thống:

_TQM: Total Quality Management (Quản lý chất lượng toàn diện)

Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.

Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.

Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.

Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.

Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.

_TPM: Total Productive Maintenance (Bảo trì toàn diện nâng hiệu quả thiết bị)

Những lợi ích của TPM:

– Tăng năng suất.
– Giảm phế phẩm.
– Giảm hao hụt và chất thải.
– Giảm chi phí sản xuất và bảo trì
– Giảm lưu kho.
– Giảm tai nạn lao động.
– Tăng lợi nhuận.

_5S: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke/ Sort, Set in order, Shining, Standardize, Susan/ Sàn lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn Sàng

Sàng lọc (Seiri – Sort): Sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.

Sắp xếp (Seiton – Set in Order): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần.

Sạch sẽ (Seiso – Shining the workplace): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc

Săn sóc (Seiletsu – Setting standards): Đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục

Sẵn sàng (Shitsuke – Sustain): Tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng cho sản xuất.

_KYT: An toàn, tập dự đoán nguy hiểm K- Kiken (Nguy hiểm), Y- Yochi (Dự đoán), T- Training (Tập luyện)

_EMP: Environment Management Program (Chương trình quản lý môi trường theo ISO 14001)

Các bước triển khai

Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường

Bước 3. Thực hiện và điều hành

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo: Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước

_VDM: Visual Display Management (Quản lý trực quan)

Lợi ích áp dụng:
– Nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ các lãng phí.
– Nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm.
– Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất/dịch vụ trong môi trường làm việc ngày càng tốt hơn.
– Xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động cải tiến năng suất và chất lượng.

_CID: Continuous Improvement Department (Bộ phận liên tục cải tiến)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top